- Bạn là một người mới tập chạy quảng cáo Facebook?
- Bạn không nắm rõ cơ chế của Facebook trong khi chạy quảng cáo?
Một ngày bạn truy cập vào tài khoản quảng cáo Facebook như mọi ngày. Bất chợt Facebook hiện lên thông báo:
Xin chia buồn cùng bạn, đây là hình ảnh mà mọi người hay gọi là checkpoint Facebook.
Vậy checkpoint là gì? Tại sao Facebook lại cần checkpoint tính bảo mật của các tài khoản quảng cáo hiện nay? Đâu là nguyên nhân và hướng giải quyết khi gặp tình trạng trên?
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những gì mình biết về cụm từ “checkpoint”.
Và, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào sau khi đọc bài viết của mình hãy để lại một dòng bình luận bên dưới bài viết. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và trả lời chi tiết đến bạn trong thời gian sớm nhất nhé!
Bây giờ hãy tập trung nào!
Checkpoint là gì?
Checkpoint được biết đến như một loại cơ chế mà Facebook thiết lập nhằm tăng tính năng bảo mật của tài khoản Facebook. Vì một lý do vô tình nào đó mà người dùng Facebook để lộ các thông tin đăng nhập cho kẻ khác.
Khi này, Facebook phát hiện trạng thái đăng nhập bất thường (thông qua vị trí, địa chỉ ip,…) và tiến hành xác minh danh tính để đảm bảo tài khoản không đăng nhập trái phép.
Các loại checkpoint hiện nay
Hiện tại có 3 loại checkpoint được Facebook áp dụng cho người dùng trong quá trình xác thực bao gồm:
- Checkpoint hình ảnh
- Checkpoint giấy tờ
- Checkpoint số điện thoại đăng ký
Nguyên nhân dẫn đến checkpoint Facebook
Nhiều bạn khi gặp trường hợp này vẫn thường hỏi mình nguyên nhân tại sao Facebook lại bắt các bạn xác minh? Thật ra không phải ngẫu nhiên mà Facebook lại tung ra cơ chế bảo vệ tài khoản người dùng như vậy.
Dưới đây là một số nguyên nhân mình nắm được sau quá trình trải nghiệm thông qua khá nhiều hình thức checkpoint khác nhau :)))
Thứ nhất, có thể bạn đã tạo nhiều tài khoản Facebook khác nhau trên một thiết bị máy tính.
Thứ hai, nếu bạn thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook ở nhà hoặc ở công ty. Nhưng trong trường hợp đột xuất, bạn lại đăng nhập tài khoản đang sử dụng ở một địa chỉ khác, khác với mã IP ban đầu hoặc trên thiết bị khác thì chắc chắn sẽ bị checkpoint. Nhưng bạn cứ yên tâm, nếu như việc quét mã này vượt qua khá đơn giản.
Thứ ba, khi bạn thực hiện đăng nhập tài khoản Facebook trên một trình duyệt lạ so với trình duyệt thường xuyên đăng nhập.
Ví dụ: thường sử dụng tài khoản trên trình duyệt chrome, nhưng một ngày đẹp trời lại thích thử nghiệm trình duyệt opera :))) Lúc này bạn sẽ bị checkpoint thôi. Theo dân tình đồn, thì nếu cứ thực hiện đăng nhập kiểu như vậy thường xuyên, tài khoản của bạn có khả năng bị khóa.
Thứ tư, mình đã có trải nghiệm một lần bị checkpoint sau đó khóa hẳn tài khoản do mình “lỡ” kết bạn quá nhiều.
Lúc này mình đã vi phạm một chính sách của Facebook: kết bạn quá nhiều, tham gia quá nhiều group trong một thời gian cụ thể,…Nghĩa là bạn cứ nhấp kết bạn và tham gia nhóm liên tiếp trong vòng vài phút cũng sẽ dẫn đến việc bị checkpoint.
Thứ năm, bạn đã nghe những câu như “tài khoản bị report” chưa? Chính xác là khi tài khoản của bạn bị một hoặc nhiều cá nhân khác nhấp nút báo cáo, Facebook sẽ tiến hành checkpoint tài khoản của bạn. Thậm chí khi bạn bạn chẳng hề vi phạm chính sách gì trên Facebook bạn vẫn sẽ có nguy cơ bị khóa tài khoản.
Bạn đã vượt qua lần checkpoint nào của Facebook chưa?
Nếu bạn đã vượt qua dễ dàng thì chúc mừng bạn, có thể bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc xác thực này rồi. Nếu bạn chưa vượt qua được, cùng mình theo dõi chi tiết nội dung sau đây nhé.
Vượt qua checkpoint đơn giản cùng mình
Checkpoint hình ảnh
Thực ra cũng khá lâu rồi mình chưa gặp phải loại xác thực bằng hình ảnh này. Có thể Facebook “linh cảm” người dùng dễ dàng vượt qua nên đã giảm tải việc checkpoint như vậy.
Khi người dùng đăng nhập vào tài khoản, Facebook sẽ tung ra một số hình ảnh bạn bè của chính chủ. Việc của bạn chỉ cần xác nhận ai là ai trong hình ảnh đó.
Nếu bạn là chủ nhân thực sự của tài khoản sẽ vượt qua một cách rất là trơn tu. Nhưng nếu người đăng nhập vào tài khoản không phải chủ nhân thực sự thì có thể khá khó khăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người hack Facebook của bạn đôi khi lại là người biết khá rõ về bạn.
Checkpoint bằng số điện thoại hoặc email
Chính xác đây là cách mà Facebook thường xuyên checkpoint mình. Lúc này Facebook sẽ hiển thị một dòng thông báo đại loại như “mã xác minh đã được gửi đến số điện thoại bạn đăng ký tài khoản” hoặc “mã xác minh đã được gửi đến email đăng ký tài khoản”,…
Checkpoint giấy tờ
Có thể đây sẽ là loại xác minh gắt nhất mà Facebook tung ra. Bạn sẽ phải tải giấy tờ cá nhân của bạn thường sẽ là chứng minh nhân dân để vượt qua loại checkpoint này. Sau khi xác nhận giấy tờ chuẩn, Facebook sẽ để tài khoản bạn hoạt động bình thường trở lại.
Hạn chế trường hợp checkpoint Facebook như thế nào?
Mình sẽ chia sẻ đến bạn những cách đến hạn chế checkpoint nhất có thể. Tuy nhiên, bạn không thể nào tắt hẳn được loại xác thực này. Trong một vài trường hợp không may mắn, có thể bạn sẽ lại gặp phải màn xác minh tài khoản huyền thoại này.
- Bạn cần điền đầy đủ thông tin về tài khoản Facebook của bạn như: số điện chính chủ của bạn, email bạn thường sử dụng, ngày tháng năm sinh của bạn,…
- Rút kinh nghiệm khi mình “lỡ” kết bạn quá nhiều nên bị khóa tài khoản, bạn cần hạn chế kết bạn quá nhiều trong cùng một thời gian.
- Đối với việc tham gia các nhóm cũng như vậy, đừng nên tham gia quá nhiều nhóm trong cùng một thời gian (trong một tiếng, trong một ngày).
- Cần cài đặt xác thực 2 yếu tố thông qua số điện thoại hoặc qua trình duyệt thường sử dụng.
- Nếu bạn nuôi tài khoản thủ công hoặc có một tài khoản riêng tư khác cần sử dụng như một tài khoản thật. Ý của mình là nếu muốn kết bạn bạn cần chia khoảng thời gian để tránh bị checkpoint nhé.
Nguồn : Thanh Thịnh Bùi