Có một điểm chung mà mình chú ý ở hầu hết các bạn mới tập chạy quảng cáo hiện nay đó chính là: Các bạn không test quảng cáo trước khi chạy chính thức.
Từ những điểm này dẫn đến một vấn đề chính là bạn không kiểm soát được chi phí quảng cáo. Không biết được chính xác đâu là tệp đối tượng tiềm năng trên kênh online – Facebook.
Bất cứ học viên nào khi tham gia lớp học quảng cáo Facebook khó có Thịnh lo cùng mình đều được hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật A/B testing trong quảng cáo. Và đó cũng chính là cách giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo, hiểu rõ hơn về tệp khách hàng của mình.
Đừng bỏ qua bài viết này, vì đây chính là cách giúp bạn hiểu rõ về lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật A/B testing.
Và như thường lệ, nếu sau khi đọc xong bài viết của mình nhưng bạn vẫn còn thắc mắc? Đừng ngại mà hãy để lại một dòng bình luận ngay bên dưới. Mình sẽ nhanh chóng tổng hợp và tự tay gửi đến bạn câu trả lời chi tiết trong thời gian sớm nhất!
Bây giờ, hãy đảm bảo bạn sẽ tập trung 100% vào bài viết này nhé ^^
A/B testing là gì?
Nói cho dễ hiểu là thế này,
A/B testing chính là thử nghiệm độ hiệu quả của các thành phần trong quảng cáo với mục đích so sánh và tìm ra mẫu quảng cáo mang lại kết quả tốt nhất.
Các yếu tố bạn có thể tiến hành chạy thử nghiệm A/B testing
Ví dụ 1: Qua quá trình khảo sát và phân tích đối tượng người dùng tiềm năng trên Facebook, bạn chọn ra được 2 nhóm đối tượng khả thi. Nhưng bạn không biết nhóm nào mang lại hiệu quả cao và có thể bám theo quảng cáo lâu dài.
Lúc này việc của bạn là thiết lập 2 mẫu nội dung quảng cáo giống nhau nhưng khác ở phần target đối tượng (độ tuổi, sở thích, hành vi). Áp dụng A/B testing cho run camp và theo dõi sau từ 3 ngày hoặc cho đến khi đạt 50 kết quả đầu tiên theo mục tiêu chiến dịch.
Ví dụ 2:
Tương tự như ở trên, lúc này bạn đã tìm ra được tệp đối tượng tiềm năng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ rồi sẽ tiến đến áp dụng A/B testing với nội dung quảng cáo.
Giữ nguyên phần target đối tượng (ở phần nhóm quảng cáo), chỉ thiết lập 2 hoặc 3 mẫu nội dung (ở phần quảng cáo) sau đó cho run camp và tiến hành đánh giá.
Rất đơn giản đúng không nào?
Phần tiếp theo mình sẽ phần tích rõ cho các bạn thấy vai trò của A/B testing trong quảng cáo.
Nếu bạn đã đọc được đến đây rồi thì đừng bỏ qua phần nội dung phía sau.
Tập trung cùng mình nhé!
Vai trò của A/B testing trong quảng cáo Facebook
Như mình đã chia sẻ ở phần đầu, rất ít các bạn khi chạy quảng cáo hiện nay sử dụng A/B testing. Chắc có lẽ vì việc thử nghiệm A/B testing hơi mất thời gian chút xíu.
Nhưng một khi bạn đã làm quen với thử nghiệm A/B testing bạn sẽ thấy đây chính là thủ thuật khá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng và tối ưu ngân sách quảng cáo.
A/B testing – tối ưu ngân sách
Bản chất của A/B testing chính là giúp nhà quảng cáo tối ưu ngân sách, chi ngân sách ít hơn nhưng mang về nhiều kết quả hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Facebook vẫn là mạng xã hội có nhiều người sử dụng nhất trên Thế giới. Chưa kể hành vi người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn, họ sẽ biết quảng cáo nào thật/giả và tự chính họ đi kiểm nghiệm nội dung quảng cáo có đúng với chất lượng sản phẩm/dịch vụ hay không.
Vì vậy, nếu chạy quảng cáo mà không thực hiện A/B testing, cứ thả camp chạy mà không quan tâm chi phí nghĩa là bạn đang đánh mất đi cơ hội tối ưu chi phí cho chính bạn.
Chỉ cần thực test thành công bạn bạn sẽ dần nắm bắt được tương đối chính xác chi phí cần chi trên mỗi kết quả (tùy theo mục tiêu chiến dịch).
A/B testing giúp thấu hiểu khách hàng
Khoan hãy đề cập đến cụm từ “khách hàng”, chúng ta hãy nói về “người dùng mạng xã hội” trước. Vì thực tế ở giai đoạn này chúng ta chỉ đang bắt đầu quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng đúng nghĩa mà thôi.
=> Vậy thì A/B testing chính là công cụ miễn phí giúp bạn đạt được điều đó.
=> A/B testing có phần test đối tượng
Ngay từ lúc đầu khởi động chiến dịch quảng cáo, bạn không cần target gì cả.
Sau khi thu được 1 tệp người dùng tương tác với quy mô tương đối bạn có thể bắt đầu phân nhóm các người dùng theo các khoảng tuổi, theo hành vi, sở thích.
Tiếp là tiến hành thử nghiệm A/B testing trên từng nhóm để biết được chính xác đâu mới là tệp khách hàng của bạn.
Bất cứ phương thức nào cũng nhắm đến 1 mục tiêu chính tăng thu – giảm chi.
Và đây chính là cách hiệu quả nhất mà mình khuyên bạn nên áp dụng nếu muốn chạy quảng cáo hiệu quả mà không chi tiêu ngân sách phung phí.
Test quảng cáo Facebook thông qua A/B testing
Rất đơn giản thôi, mình sẽ hướng dẫn bạn 2 hướng test cơ bản nhất trong A/B testing quảng cáo Facebook.
Trước tiên mình cần bạn nắm rõ cấu tạo của từng chiến dịch quảng cáo Facebook.
Chiến dịch – Nhóm quảng cáo – Quảng cáo
Chiến dịch: là nơi bạn sẽ chọn mục tiêu quảng cáo
Các mục tiêu quảng cáo sẽ là Tăng lượng truy cập web, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chuyển đổi, tương tác,…
Nhóm quảng cáo: là nơi bạn sẽ cài đặt ngân sách cho quảng cáo, tiến hành target chi tiết tệp đối tượng mà bạn nhắm đến (giới tính, độ tuổi,…), tùy chọn vị trí hiển thị quảng cáo,…
Quảng cáo: là nơi bạn chọn nội dung quảng cáo – có thể chọn loại nội dung có sẵn trên fanpage hoặc tạo nội dung quảng cáo trực tiếp tại đây,…
A/B testing nội dung quảng cáo
Căn cứ vào cấu tạo quảng cáo như mình chia sẻ trên thì phần nội dung quảng cáo sẽ nằm ở mục “quảng cáo”.
Chuẩn bị gì khi A/B testing nội dung?
Mình nghĩ tối đa khi thực hiện test nội dung quảng cáo bạn chỉ nên chọn 2 hoặc 3 mẫu quảng cáo với mỗi 1 lần test.
Bạn có thể xem thêm video chạy quảng cáo Facebook bên dưới để nắm rõ quy trình thiết lập chiến dịch quảng cáo trước
Tiến hành A/B testing nội dung
Lưu ý: Với cách test nội dung, bạn giữ nguyên phần thiết lập đối tượng quảng cáo và ngân sách, chỉ thay đổi nội dung
Mình sẽ ví dụ:
Ở phần nhóm quảng cáo
Đặc biệt: Trong quảng cáo, Facebook rất thích những nội dung người dùng tự sáng tạo (không copy) và đa dạng các thể loại content (hình ảnh, video,…). Vì vậy bạn có thể tiến hành test nội dung định dạng hình ảnh – hình ảnh; hình ảnh – video; video – video nhé!
A/B testing đối tượng
Các thành phần trong mục target đối tượng bạn có thể tiến hành thử nghiệm A/B testing bao gồm:
Chú ý quan trọng: Khi đã chọn test yếu tố nào rồi thì các yếu tố còn lại bạn cần set giống nhau.
Chọn test độ tuổi thì giữ nguyên giới tính, vị trí, hành vi, sở thích,…
Ngay trong bài này mình sẽ ví dụ cụ thể về test độ tuổi cho bạn dễ hiểu.
Khi tiến hành test các thành phần khác cũng tương tự.
Bạn bán sản phẩm thời trang nữ, độ tuổi khách hàng bạn nhắm đến từ 18 – 35. Để thử nghiệm A/B testing ở phần tuổi mình khuyên các bạn nên phân nhỏ tuổi thành các khoảng khác nhau để tiến hành test nhé.
Mình sẽ chia thành các khoảng tuổi như sau:
- 18 – 22
- 23 – 27
- 28 – 35
Bạn tiến hành chạy thử nghiệm và tìm ra được độ tuổi mang lại nhiều kết quả tối ưu nhất.
Sau khi có được độ tuổi phù hợp, bạn lại tiếp tục tiến hành thử nghiệm A/B testing trên các yếu tố khác:
– Hành vi: người thường xuyên đi du lịch,…
– Sở thích: phụ kiện thời trang, thiết kế thời trang,…
– Thiết bị: mobile, desktop
– Thời gian: thông thường mọi người thường dựa trên khung giờ vàng vào sáng sớm, giờ nghỉ trưa, giờ tan làm, chiều tối để thiết lập giờ giấc quảng cáo. Nhưng cũng không ngoại trừ khả năng các chị em phụ nữ sẽ thích lướt mua sắm sản phẩm thời trang ở những khung giờ ngoài giờ vàng.
Việc của bạn lúc này lại tiếp tục chia nhỏ các khoảng giờ trong ngày nếu muốn thử nghiệm A/B testing đối với yếu tố này.
Mẹo nhỏ bạn nên note lại
- Thông thường khi tiến hành test quảng cáo bạn chỉ nên chi 1 phần ngân sách dựa trên ngân sách chạy chính thức, thường là 50.000 VNĐ/ngày.
- 24h đầu tiên chính là 24h máy học mà Facebook tiến hành tìm hiểu các mục bạn target để phân phối quảng cáo đến đối tượng chính xác nhất.
Vì vậy kết quả ở 24h đầu tiên có thể không chính xác. Bạn để sang ngày thứ 2 mới bắt đầu tiến hành đo lường và tối ưu.
- Khi đã thử nghiệm A/B testing xong tìm ra mẫu nội dung phù hợp, target mang lại nhiều kết quả bạn hãy tắt nhóm quảng cáo, quảng cáo kém hiệu quả và tiến hành nhân chiến dịch, nhân nhóm quảng cáo.
- Hoặc bạn cũng có thể tăng ngân sách ở chiến dịch, nhóm quảng cáo nhưng lưu ý không nên tăng quá 30% ngân sách gốc nhé!
Xem ngay bài viết bên dưới nên bạn muốn hiểu rõ hơn về quảng cáo Facebook, tài khoản quảng cáo,… và ti tỉ yếu tố giúp quảng cáo của bạn chạy hiệu quả hơn ở thời điểm hiện tại!!!
Tóm lại
Hy vọng những thông tin mình vừa chia sẻ về kiến thức thử nghiệm A/B testing đã mở ra cho bạn một ít kiến thức mới về quảng cáo Facebook.
Đừng quên theo dõi và ủng hộ chuỗi các bài viết về kinh doanh online và quảng cáo Facebook mà team #thanhthinhbui biên soạn.
Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!